Giới Thiệu Keo AB (Keo Pha Lê)
1. Thành phần của keo AB trong suốt
Là dạng trong suốt nhưng thành phần của dòng sản phẩm này không có nhiều khác biệt. Nguồn gốc của nó vẫn là một loại keo AB với 2 thành phần là A và B (chất keo Epoxy và chất đóng rắn). Quy cách đóng gói vì thế cũng không có sự khác biệt, mỗi phần được đựng trong một lọ riêng biệt.
*Phần A: còn được gọi là nhựa Epoxy, tồn tại dưới dạng dung dịch, khá đa dạng về màu sắc và sẽ có sự khác biệt tùy thuộc từng dòng sản phẩm. Trong trường hợp này, nó có màu trong suốt.
Tác dụng của Epoxy là tạo sự kết dính, đảm bảo độ bền cho mối nối ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao, có hóa chất… bởi loại nhựa này có khả năng kháng mòn, kháng hóa chất rất cao.
*Phần B: chính là chất đóng rắn có tác dụng giúp cho keo khô sau khi được sử dụng. Chất đóng rắn cũng có khá nhiều loại, có thể là là Polymides, Aliphatic amines, hoặc ketanmines… sử dụng loại nào thì còn tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất. Chất đóng rắn khác nhau cũng có tác động khác nhau đến thời gian khô keo và một phần khả năng bám dính của keo, và không những vậy, mỗi loại chất đóng rắn cũng sẽ phù hợp với một loại bề mặt vật liệu riêng.
2. Sử dụng keo AB trong suốt như thế nào cho hiệu quả?
Cách sử dụng keo AB trong suốt cũng tương tự như các loại keo AB thông thường khác. Chúng ta chỉ cần trộn lẫn 2 phần A và B vào với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định (thường là theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Khi 2 phần này được trộn lẫn vào nhau sẽ tạo phản ứng hóa học và biến thành chất có tác dụng kết dính.
Để sử dụng keo AB trong suốt hiệu quả thì ngoài việc tuân thủ đúng tỉ lệ pha trộn, chúng ta cũng cần vệ sinh thật sạch sẽ bề mặt vật cần dán, đảm bảo không có bụi bẩn hoặc các vết dầu mỡ… khi đã chắc chắn là bề mặt hoàn toàn sạch, khô thì có thể bắt đầu cho keo lên để dán.
Sau khi cho keo lên bề mặt vật dán, chúng ta nhẹ nhàng áp 2 bề mặt vào nhau, giữ yên trong tầm 3 – 5 phút. Thay vì giữ bằng tay, bạn cũng có thể lấy các vật nặng để đè lên và cố định nó. Tuy nhiên hãy chắc chắn là vật dùng để cố định cần phải sạch và khô.
Sau khi dán thì khoảng giờ là keo sẽ khô, nhưng chưa phải là khô hoàn toàn, bởi đây là loại keo có thời gian khô khá lâu. Do đó, để kiểm tra độ dính của keo thì chỉ nên thực hiện sau đó khoảng 12 giờ đồng hồ.
Nếu muốn keo nhanh khô hơn thì bạn vẫn có thể điều chỉnh tỉ lệ phần B lên, tuy nhiên cần nhớ là không nên điều chỉnh quá nhiều vì sẽ làm cho keo giòn, dễ vỡ và không đảm bảo được độ bền cho mối dán.
Hướng dẫn sử dụng keo AB để đổ Pha lê:
Bước 1: Kết hợp 2 loại keo với nhau theo tỷ lệ A: B = 3:1 (tỷ lệ trọng lượng, không tỷ lệ khối lượng), sau đó khuấy động nó liên tục trong 1-2 phút;
Bước 2: Đổ hỗ hợp keo pha lê lên bề mặt tranh
Bước 3: dùng miếng gạt gạt đều keo ra các bề mặt
Bước 4: Dùng khò lừa khò nhẹ sơ qua bề mặt để tránh để lại bong bóng và làm khô bề mặt sau đó đợi 8-10 tiếng là keo sẽ tự khô hoàn toàn
Bước 5: Thưởng thức thành quả
Thông tin liên hệ:
- Hottilne: 0981847359 (Quân)
- Website: mayinsongvietphat.vn
- Facebook: Songvietphat printer service
- Số điện Thoại kỹ Thuật: 0977468769 (Việt)
từ khóa: Keo Pha lê, hướng dẫn sử dụng keo pha lê, keo ab dùng để đổ pha lê
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.